Chi tiet tin tức - Sở Khoa học công nghệ

 

Hậu Giang: Kết quả xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số năm 2022

Ngày 15-02-2023

Năm 2022, được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc, toàn diện của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hậu Giang đã xây dựng và ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định pháp lý. 100% các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã có kết nối Internet và mạng nội bộ (LAN). 100% cán bộ, công chức (CBCC) tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được trang bị máy tính. Đây là những kết quả đạt được trong xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và chuyển đổi số của tỉnh Hậu Giang năm 2022.

Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2020, bước đầu có những kết quả tích cực, góp phần hoàn thiện hạ tầng cho Chính quyền điện tử và đô thị thông minh, cung cấp thông tin trực quan về hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng của Tỉnh, hỗ trợ cho các cơ quan chức năng, chính quyền đô thị trong hoạt động quản lý, kiểm soát và cung ứng dịch vụ.

Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh hoạt động 24 giờ/7 ngày, gồm 15 máy chủ vật lý và 40 máy ảo đóng vai trò backup cho các ứng dụng, phần mềm, cơ sở dữ liệu của Tỉnh, đảm bảo khả năng khôi phục hoạt động của các ứng dụng này khi có sự cố.

Tỉnh đã triển khai 7 dịch vụ dữ liệu có trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) có trên NDXP của Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai bao gồm: (1) Hệ thống cấp phiếu lý lịch trực tuyến tư pháp; (2) CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; (3) Hệ thống dịch vụ công của VNPOST; (4) Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch; (5) CSDLQG về dân cư; (6) CSDL hộ gia đình tham gia Bảo hiểm; (7) Hệ thống Danh mục dùng chung quốc gia.

Phần mềm Quản lý văn bản được triển khai đến tất cả các sở, ngành, 08/08 UBND các huyện, thị xã, thành phố và 75/75 xã, phường, thị trấn với hơn 458 đơn vị sử dụng. Số lượng người sử dụng: 5.922 tài khoản.

100% văn bản điện tử, hồ sơ công việc tại các sở, ban, ngành tỉnh; các phòng ban cấp huyện và UBND cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

100% văn bản của các đơn vị được ký số và chuyển hoàn toàn qua hệ thống quản lý văn bản (trừ văn bản mật).

Hệ thống thư điện tử tỉnh đã cấp được 10.608 tài khoản, trên 80% cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trao đổi công việc. Đây cũng là hệ thống xác thực tập trung (SSO - Single Sign On) trong kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Hậu Giang.

Phần mềm Quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh đã triển khai cho 703 cơ quan, đơn vị sử dụng. Hiện tại hồ sơ được cập nhật trên phần mềm Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức là 15.946 hồ sơ, trong đó, có khoảng 7.000 hồ sơ hoàn chỉnh.

100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đã được cập nhật lên Hệ thống  Một cửa điện tử của tỉnh.

Tỷ lệ hồ sơ TTHC số hóa hồ sơ, theo số liệu thống kê trên Cổng dịch vụ Công quốc gia đạt: Cấp tỉnh 50,62%. Cấp huyện: 27.85%. Cấp xã: 28.55%.

Cổng đã cập nhật 1.851 thủ tục hành chính thuộc danh mục thủ tục hành chính của các đơn vị trong tỉnh, trong đó, cung cấp 395 dịch vụ mức 2, 140 mức 3 và 1.316 mức 4. Hệ thống đã liên thông và cập nhật thủ tục hành chính của tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đã thực hiện việc đồng bộ số liệu thống kê xử lý hồ sơ cho Cổng dịch vụ công quốc gia; tích hợp, dùng chung hệ thống xác thực (SSO) của Cổng Dịch vụ công quốc gia; Tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia 1047 thủ tục mức độ 3, 4.

Toàn tỉnh có 525 tổ công nghệ số cộng đồng ấp, khu vực được thành lập với 3.470 thành viên. Đây là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh đến huyện, huyện đến xã, phường, thị trấn và đến ấp khu vực với mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân.

Đào tạo cho 192 lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn hoàn thành khóa học Chuyển đổi số trên nền tảng Onetouch của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ https://onetouch.mic.gov.vn hướng dẫn.

Phổ cập kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân tại các địa phương với hơn 36.560 người.

Hướng đến trang bị các công cụ, ứng dụng cơ bản cho người dân để tiếp cận quá trình chuyển đổi số; đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số, từng bước hình thành công dân số.

Tỷ lệ điện thoại thông minh trên dân số đạt 95%; 20% người dân sử dụng định danh điện tử; 90% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử; 90% hộ gia đình có Internet cáp quang; 80% hộ gia đình dùng công tơ điện tử ghi số tự động.

Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt từ 65-70%.

Đẩy mạnh, nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng các ứng dụng do cơ quan nhà nước cung cấp: VNEID, Sổ Sức khỏe điện tử, VSSID,...

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong các lĩnh vực: giáo dục đào tạo, y tế, viễn thông, điện, nước, thương mại,... theo Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2022 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Hệ thống giám sát an ninh công cộng (hệ thống Camera): Đã thực hiện liên thông kết nối 61 camera giám sát an ninh trật từ từ Công an tỉnh về hiển thị trên phần mềm trên IOC theo từng vị trí, tọa độ trên bản đồ số phục vụ công tác quản lý, giám sát, phát hiện các sự vụ sự việc và điều tiết xử lý.

Hiện nay tỉnh có 755 cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ phụ trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin và chuyển đổi số được hưởng mức hỗ trợ theo Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có chứng chỉ ứng dụng CNTT theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng A, B đạt 100%; 100% cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có trình độ đại học trở lên.

Năm 2022, trên địa bàn tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã với 3.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham dự (Hệ thống quản lý văn bản, Cổng dịch vụ công trực tuyến và Một cửa điện tử, Hệ thống báo cáo kinh tế - xã hội, HauGiang App, an toàn thông tin, chính quyền điện tử, chuyển đổi số...).

Hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT trong xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của tỉnh. Hạ tầng CNTT từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Các dịch vụ công hướng đến người dân và doanh nghiệp được chú trọng phát triển và ngày càng dễ sử dụng. Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh ngày càng được công khai, minh bạch, nhanh chóng.

Việc thí điểm các dịch vụ đô thị thông minh, Trung tâm điều hành thông minh IOC tỉnh đưa vào vận hành giúp lãnh đạo tỉnh thuận tiện trong việc giám sát, chỉ đạo, điều hành./.

Trần Thanh


Đang online: 3
Hôm nay: 353
Đã truy cập: 2297184
Bạn chưa có đủ quyền truy nhập portlet này.